Thủ tục đầu tư là gì? Có những nguyên tắc nào áp dụng cho thủ tục đầu tư? Hãy cùng công ty luật Lawkey tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Mục Lục Trong Bài Viết
Thủ tục đầu tư
Đầu tư kinh doanh là việc một hoặc nhiều nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Để thực hiện một dự án đầu tư thì tùy theo từng dự án cụ thể mà nhà đầu tư phải thực hiện một thủ tục đầu tư ví dụ như: thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hoặc các thủ tục liên quan đến giãn tiến độ thực hiện dự án, tạm ngừng hoạt động của dự án…
>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư:
Theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì khi thực hiện các thủ tục đầu tư cần đảm bảo các nguyên tắc như sau:
+ Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
+ Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính về đầu tư khác theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư.
Trên đây là tư vấn của Lawkey về những nguyên tắc của thủ tục đầu tư đề bạn đang thắc mắc.