Home / Góc Luật / Phân biệt vốn trong và ngoài ngân sách nhà nước

Phân biệt vốn trong và ngoài ngân sách nhà nước

“Vốn nhà nước” là gì? Hiện nay, chưa văn bản nào định nghĩa vốn nhà nước mà chỉ mang tính chất liệt kê, khái quát chưa mang tính tổng hợp. Nguồn vốn có thể được lấy từ ngân sách Nhà nước hoặc ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Để hiểu rõ hơn về việc xác định nguồn vốn được hình thành như thế nào, sử dụng ra sao hoặc sự khác biệt giữa các nguồn vốn hiện nay, dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Lawkey xin gửi đến bạn bài viết như sau:Vốn nhà nước có thể bao gồm các nguồn vốn sau:

Những điều cơ bản về vốn nhà nước

+ Nguồn vốn từ trái phiếu: Cơ quan được phép phát hành trái phiếu là cơ quan chính phủ (được gọi là trái phiếu chính phủ) hoặc các chính quyền địa phương (trái phiếu chính quyền địa phương) hoặc là công trái quốc gia. Nhà nước phát hành trái phiếu tương tự dạng loại chứng khoán có kỳ hạn, và trong đó Nhà nước có cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác đối với các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này. Nguồn tiền thu được từ các việc mua trái phiếu này được gọi là vốn Nhà nước.

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các nguồn vốn đầu từ cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài (được gọi là các nguồn hỗ trợ ODA), mang tính chất một nguồn đầu tư. Ngoài ra, đây được gọi là nguồn hỗ trợ về tài chính cho các nước đang trên đà phát triển. Nguồn ODA chia các loại sau: cho vay và hỗ trợ. Hình thức cho vay bao gồm: cho vay có lãi, cho vay khoảng thời gian dài có lãi suất thấp, cho vay không lãi suất. Hình thức hỗ trợ được hiểu như là viện trợ từ nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tăng phúc lợi của nước được thụ hưởng nguồn vốn này. Hiện nay Việt Nam đang nhận các nguồn từ nhà đầu tư nước ngoài như Nhật bản, Hàn Quốc, Liên Minh Châu Âu.

+ Nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Đây là khoản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước với nhà tài trợ là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài về cho vay có ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại. Có các phương thức cung cấp nguồn vốn sau: hỗ trợ dự án, chương trình, ngân sách….

+ Mỗi đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính có quỹ của đơn vị sự nghiệp, nguồn thu được từ  khi có hoạt động. ví dụ như: khi chuyển nhượng đất phải đóng nguồn thuế và lệ phí vào đơn vị Nhà nước. Chính nguồn thu này được gọi là vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+ Nguồn vốn thu từ quỹ Nhà nước được thu từ tín dụng đầu tư phát triển, tức là Nhà nước lấy từ nguồn quỹ tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các khách hàng (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư nằm trong Danh mục được vay vốn từ quỹ tín dụng Nhà nước. Việc cho vay này có lãi suất và được hưởng ưu đãi( nếu có). Nguồn thu từ quỹ tín dụng đầu tư Nhà nước đều được gọi là nguồn vốn Nhà nước.

+ Hầu như các Doanh nghiệp tại Việt Nam đều là các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khi xảy ra biến cố từ kinh tế hoặc các tác động từ bên ngoài thì Doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng nợ nần dẫn tới phá sản. Nhà nước đưa ra chính sách để tránh sự rủi ro này thì Chính phủ xem xét tính hình doanh nghiệp đủ điều kiện thì Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn. Chính sách này tạo điều kiện cho Doanh nghiệp được huy động được các nguồn vốn từ tổ chức tín dụng và có sự bảo lãnh của Chính Phủ. Như vậy, Nguồn vốn lấy từ quỹ tín dụng mà Chính phủ đứng tổ chức bảo lãnh là nguồn vốn nhà nước.

+ Nguồn vốn từ các khoản vay tài sản và có biện pháp  bảo đảm là tài sản của Nhà nước;

+ Nguồn vốn mà Cơ quan hoặc tổ chức kinh tế tham gia, tổ chức, đầu tư nhằm mục đích phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

+ Nguồn vốn từ các tài sản là bất động sản tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

Căn cứ Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:

Vốn ngân sách nhà nước là gì?

Vốn ngân sách Nhà nước đã được hiểu là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của cơ quan Nhà nước, trong đó bao gồm tất cả các nguồn từ ngân sách cấp địa phương tới ngân sách cấp trung ương (các đối tượng sau: các tổ chức chính trị; các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; các tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao, và Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước ). Nguồn vốn này đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó những nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thiết yếu của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viên trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.

Ví dụ như sau: Hàng tháng hoặc hàng năm thu thuế từ các cá nhân và tổ chức có thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp sẽ đóng các khoản thuế như: thuế giá trị gia tăng, và thuế thu nhập cá nhân cùng các khoản thuế khác. Tổ chức thu thuế của Doanh nghiệp có nguồn thu đó sẽ được gọi là nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Thế nào là vốn ngoài ngân sách nhà nước

Vốn  ngoài ngân sách Nhà nước: Căn cứ các quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về thì “Vốn ngoài ngân sách nhà nước” được hiểu là nguồn vốn của Nhà nước nhưng lại không nằm trong các nguồn vốn ngân sách của nhà nước.

Nguồn vốn được áp dụng bao gồm như sau: việc phát hành Công trái quốc gia, việc phát hàn trái phiếu của Chính phủ, phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, hoặc nguồn vốn vay ưu đãi nhà nước được nhận từ hỗ tợ của các nhà tài trợ nước ngoài; nguồn vốn từ quỹ của các đơn vị sự nghiệp độc lập; hoặc từ nguồn vốn từ quỹ  tín dụng để đầu tư phát triển của Nhà nước; nguồn vốn quỹ tín dụng mà Chính phủ đứng ra  thực hiện bảo lãnh; nguồn vốn vay từ tài sản của Nhà nước là các tài sản bảo đảm cho một giao dịch; vốn từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp là đầu tư phát triển của Nhà nước; giá trị bằng tài sản là bất động sản .

 

Trong trường hợp một Dự án sử dụng 2 nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước và/ hoặc  vốn Nhà nước ngoài ngân sách theo các tỷ lệ nhất định thì quản lý thực hiện dự án này theo quy chế như sau:

– Vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn từ ngân sách của các tỉnh thành và từ các bộ xây dựng: 51,856 triệu USD

– Vốn Nhà nước ngoài ngân sách bao gồm: Nguồn vốn ODA từ việc vay Hiệp hội phát triển Quốc tế (còn được gọi là IDA). Dây là Hiệp hội thuộc Ngân hàng thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!