Trong xây dựng, phương pháp chống thấm bằng màng polyurethane là sử dụng màng chống thấm polyurethane thi công ở dạng lỏng một thành phần, thi công ở dạng dung dịch, có độ đài hồi lâu dài cao, đặc biệt phù hợp với mái che của các sân vận động, mặt cầu, đường hầm, bãi đỗ xe… Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội nào?
+ Polyurethan có tính kháng nước, kháng sương giá, kháng rễ cây thâm nhập, kháng thuốc tẩy, dầu, nước biển và hoá chất dân dụng…do đó khi xây dựng các sân vận động ngoài trời, hình thức này thường được các nhà thầu ưu tiên tính đến đầu tiên.
+ Biện pháp thi công khá dễ dàng nhờ cách lăn hoặc phun. Sau khi thực hiện sẽ nhanh chóng hình thành nên lớp chống thấm liền mảnh không mối nối.
+ Về các thông số kỹ thuật, phương pháp này có thể liên kết khe nứt lên tới 2mm ở nhiệt độ tối đa là -100 độ C; tạo ra khả năng thấm hơi nước, từ đó giúp bề mặt dễ dàng thoát hơi.
Ngoài ra, polyurethane không bị chảy mềm, kháng UV và phong hoá rất tốt, chịu đựng tốt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất tại Việt Nam.
+ Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao đột ngột, màng chống thấm có khả năng phản chiếu ánh nắng tốt, từ đó giúp cách nhiệt, tạo cảm giác mát mẻ cho khán giả ngồi ở phía dưới. Nhờ đó tạo được cảm giác thoải mái cho khán giả tận hưởng tối đa các trận đấu mà không cảm thấy mệt mỏi. Hơn thế nữa biện pháp này còn cho phép phủ lên phớt gốc bitum hoặc asphalt cũ mà không cần khử bỏ để làm lớp chống thấm.
+ Trong quá trình sử dụng, nếu lớp màng bị hư hại do va đập, công tác sửa chữa cục bộ sẽ diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản, không cần khò nóng như những phương pháp khác.
+ Duy trì đặc tính cơ học khi nhiệt độ giao động từ – 400C đến +900C. Nó bám dính rất tốt lên hầu hết các dạng bề mặt và bề mặt chống thấm có thể được ứng dụng cho mặt nền đi lại dân dụng và công cộng. Tuy nhiên điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này làk sự kháng thuốc tẩy, dầu, nước biển và hóa chất dân dụng.
Mức tiêu thụ của sản phẩm dao động từ 1,4 đến 2,5kg/m2 được quét hai hoặc ba lớp, tuỳ theo điều kiện tối ưu khi lăn trên bề mặt nhẵn. Các yếu tố như biện pháp thi công, nhiệt độ môi trường hay độ rỗ bề mặt có thể gây thay đổi lượng tiêu thụ.
Theo Báo đời sống online cho biết, một trong những điều quan trọng khi thi công phương pháp này là chuẩn bị bề mặt thi công phải đúng kĩ thuật để có lớp mặt tối ưu và bền chắc. Bề mặt cần phải sạch, khô và vững chắc, không tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến độ bám dính của lớp màng.
Độ ẩm tối đa không quá 5%. Cường độ chịu nén mặt nền tối thiểu đạt 25 MPa, cường độ bám dính tối thiểu đạt 1,5 Mpa. Kết cấu bê tông mới cần được để khô tối thiểu 28 ngày. Lớp phủ cũ, không chắc, mặt nền hữu cơ, bẩn, nhiễm dầu, mỡ và bụi cần được mài sạch bằng máy. Bề mặt gồ ghề cần được làm phẳng. Các mảnh vỡ hoặc bụi bám hờ cần được khử sạch.